Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm lái xe an toàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm lái xe an toàn. Hiển thị tất cả bài đăng

Quá đơn giản khi điều khiển lại khiến các loại xe trang bị hộp số tự động (AT) tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn xe số sàn, chủ yếu do tài xế chưa hiểu hết tính năng.

Số tự động ngày càng phổ biến trên thế giới và Việt Nam không là ngoại lệ. Ưu điểm lớn nhất là sự đơn giản khi cầm lái. Tài xế được giải phóng chân trái và tay phải (với xe tay lái thuận) để tập trung hơn.

Tuy nhiên, sự phổ biến nhanh trong thời gian ngắn đã gây nhiều tranh cãi, bởi thực ra nó phức tạp hơn số sàn, dù tưởng như đơn giản hơn. Một trong những câu hỏi phổ biến nhất là "Về chế độ nào khi dừng đèn đỏ?"; "Có nên đi bằng hai chân?"...

VnExpress.net xin trích đăng tài liệu hướng dẫn lái xe an toàn trên trang Smartdrive, cùng với những kinh nghiệm từ các kỹ sư Ford Việt Nam để liệt kê cách vận hành loại hộp số này, sao cho hiệu quả và an toàn nhất.

Để chế độ nào khi dừng đèn đỏ?

Một độc giả từng có câu hỏi "Có nên đưa về N hay không?" và nhận được gần 100 câu trả lời trên diễn đàn trang Ôtô-xe máy của VnExpress.net. Kết quả, mỗi người một ý, tùy thuộc vào thói quen và thời gian chờ.

Theo các chuyên gia, giống số sàn, tài xế nên về mo (N) và kéo phanh tay. Điều này liên quan tới tình huống xấu là có xe đâm từ phía sau. Nếu không chuyển mà giữ nguyên ở số tiến D và phanh, chân bạn không đủ khỏe để hãm. Trong tình huống đó, xe sẽ vọt lên phía trước, rất nguy hiểm. Ngoài ra, dùng phanh chân còn làm lóa mắt xe sau do đèn phanh sáng, đặc biệt vào thời điểm thời tiết xấu, sương mù hay mưa.
Cần số gắn trên vô-lăng của Mercedes E300. Khi cần chuyển sang chế độ bán tự động, tài xế chỉ cần ấn cần có dấu
Cần số gắn trên vô-lăng của Mercedes E300. Khi cần chuyển sang chế độ bán tự động, tài xế chỉ cần ấn cần có dấu "+" bên tay phải để tăng số. Giảm số là dấu "-" bên tay trái. Ảnh: Trọng Nghiệp.
Chuyển sang số đỗ P (Parking) cũng không nên vì có thể hỏng hộp số khi bị xe sau húc.

An toàn nhất là chuyển về N và kéo phanh tay. Khi đó, xe không bị lao về phía trước, hộp số cũng không bị hỏng.

Tuy nhiên, đây chỉ là tình huống an toàn nhất. Còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế để bạn ra quyết định chuyển về chế độ nào cho thuận tiện. Chẳng hạn với thời gian chờ ít, phía sau không có xe thì chỉ cần giữ phanh chân là đủ.

Linh động, tỉnh táo là điều quan trọng khi cầm lái. Bởi chỉ có thế, bạn mới đối phó được các tình huống xảy ra trên đường.

Không nên lái hai chân

Một vài người có khả năng và sở thích điều khiển xe số tự động bằng hai chân. Chân phải ga, chân trái phanh. Các chuyên gia Ford khuyên tuyệt đối không đi bằng cách này.

Với số tự động, chỉ dùng chân phải để kiểm soát ga và phanh là đủ, để đảm bảo không đạp cả hai cùng một lúc.

Học cách điều chỉnh ga

Với số sàn hay tự động, điều khiển tốt chân ga là quan trọng bậc nhất. Nhưng có sự khác biệt giữa hai loại này.
Ký hiệu trên cần số của Daewoo Matiz nhập khẩu. Khi để ở số "1", xe không chuyển sang bất cứ số nào. Nếu để "2", xe lên cao nhất số 2 và có thể giảm về số 1. Ảnh: Trọng Nghiệp.
Ở số sàn, khi nhả chân ga, xe có xu hướng chậm lại (ngoại trừ lúc xuống dốc). Đây là hiện tượng "hãm bằng động cơ".

Trên số tự động, nhả chân ga trong một số tình huống còn làm tăng số. Điều này dẫn tới tình trạng mất kiểm soát vì bất ngờ. Vì vậy, cần tập luyện phản xạ ga thật nhuần nhuyễn trước khi lái xe ra đường.

Đạp phanh khi chuyển chế độ

Trong mọi trường hợp chuyển sang các chế độ khác nhau (D, N, R, P hay D1(L), D2 (S), D3), tài xế cần đạp phanh để đảm bảo an toàn.

Lên và xuống dốc với số tự động

Theo kinh nghiệm từ xe số sàn, thông thường, bạn lên dốc số nào thì xuống với số đó. Hầu hết số tự động đều có chế độ số tay (bán tự động M hoặc dấu + (tăng số) và - (giảm số)).
Trên Toyota Venza và nhiều loại xe khác, cơ chế bán tự động nằm ngay trên cần số, thể hiện bằng dấu
Trên Toyota Venza và nhiều loại xe khác, cơ chế bán tự động nằm ngay trên cần số, thể hiện bằng dấu "+" và "-". Ảnh: Trọng Nghiệp.
Người lái có thể chủ động chọn số cho phù hợp với điều kiện thực tế, như tốc độ, tải trọng, điều kiện đường... Chẳng hạn khi chọn số 3, xe sẽ lên cao nhất là số 3. Giảm tốc, xe tự động về số 1 hoặc 2.

Nếu không có cơ chế bán tự động, hộp số có các ký hiệu như D1 (hoặc L, chỉ số 1), D2 (hoặc S, chỉ số 2) hay D3. Nếu đặt ở D3, số cao nhất sẽ là 3. Giảm tốc, xe về số 1 hoặc 2. Điều kiện địa hình càng khó thì bạn có thể chuyển về D2 hoặc D1.


Theo Vnexpress.net



Phải nắm vững luật (cái này là đương nhiên)
- Tuy nhiên nên chú trọng vào một số nguyên tắc nhường đường. Vì mới lái phải biết nhường đường, không thể bon chen như những tay lái cứng được.
- Xe từ đường nhánh, đường không ưu tiên phải nhường cho xe đang đi trên đường ưu tiên từ mọi hướng tới. Xe lưu thông trên đường cùng cấp phải nhường cho xe đi từ hướng bên phải. Xe ngoài vòng xuyến phải nhường cho xe đã vào trong vòng xuyến trước. Xe rẽ, quay đầu phải nhường cho xe đi thẳng. Xe xuống dốc phải nhường cho xe lên dốc...

 
Ai cũng có thời gian khó khăn khi mới cầm lái.
- Phải thuộc biển báo. Tập thói quen trước khi vào ngã ba, ngã tư phải đọc biển báo. Thông thường biển báo được đặt trước ngã ba, ngã tư, nhưng tác dụng của biển ở sau ngã ba ngã tư. Nếu lưu thông ở HN thì không nên bám theo xe buýt vì: Thứ nhất xe buýt to, cồng kềnh dễ làm bạn khuất tầm nhìn, không xem được biển báo. Thứ hai, có một số tuyến đường ưu tiên xe buýt hoạt động, cấm ôtô, nếu bạn đi theo là bị phạt.
Canh xe
Đường trong phố không tránh khỏi những lúc ùn ứ, các phương tiện lưu thông phức hợp, nên rất dễ cọ quệt. Vì vậy bạn phải tập nhìn và ước lượng. Chi tiết phải tập như thế nào thì có nhiều bạn nói rồi. Tôi thì khuyên nên vào chỗ vắng, nhờ người có kinh nhiệm trợ giúp.
Canh với xe máy thì nên xếp mấy loại quanh ôtô của mình, ngồi trên ghế lái mà nhìn và nhớ các vị trí an toàn. Sau đó tập vài lần cho nhớ. Canh với ôtô thì tiến hoặc lùi thật sát vào mấy loại ôtô (nhờ người trợ giúp xi nhan), ngồi trên ghế lái quan sát và nhớ những vị trí an toàn. Sau đó tập vài lần cho nhớ.
Các kỹ năng phối hợp côn, số, ga, phanh
Đi nhiều sẽ nhuần nhuyễn. Đề pa cũng nên tập ở những chỗ vắng. Tập như thế nào thì chuyên mục ôtô-xe máy đã đăng rất nhiều rồi.
Lùi và quay đầu:
Theo tôi kỹ năng này bạn phải tập rất nhuyễn. Đường trong phố hẹp, đông, nhiều loại phương tiện cùng tham gia GT. Đúng luật phải quay đầu ở ngã 3, ngã 4, nơi có đường giao cắt hoặc những chỗ cho phép quay đầu. Nhưng chạy trong phố không phải lúc nào cũng theo luật được. Quay đầu sao cho ít ảnh hưởng đến các phương tiện khác, không gây cọ quệt, tai nạn... cũng là vấn đề nan giải với những lái mới. Bạn cũng phải tập lùi nữa, nhất là ghép ngang, thực tế hay gặp phải.
Lên cầu rửa xe:
Vừa đề pa, vừa căn vệt bánh xe, không thì rất dễ sa hố. Đây cũng là huống khó đối với lái mới. Tất nhiên khó quá thì nhờ thợ rửa xe họ lên hộ.
Vào ga ra của các khu văn phòng hoặc TTTM
Xuống hầm thì dễ rồi, nhưng phải cho xe lên tầng 3 với đường dốc quanh co, lại hẹp và tối là hoàn toàn không dễ với lái mới. Lùi đề pa ở những chỗ này thì mới lái chắc không thực hiện được.
Vào vòng xuyến bị ùn tắc
Tình huống này không khó. Nếu bạn vào vòng xuyến có độ dốc, thường xuyên ùn ứ như vòng xuyến Lò Đúc, Trần khát Chân, Kim Ngưu mà đi từ hướng Kim Ngưu lên rẽ ra Trần Khát Chân, gặp phải hôm tắc đường xe máy, ôtô bon chen lộn xộn thì quả là khó.
Lúc đó phải bình tĩnh, chậm rãi, đúng đường, đúng luật mình đi, sẵn sàng phanh, đề pa liên tục, có chết máy khởi động lại. Quan trọng là không để xe trôi, không để xe húc đít xe khác...
Trên đây là những lưu ý đối với mới lái. Muốn bình tĩnh tự tin khi tham gia giao thông thì trước tiên mình phải trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng tối thiểu đã.
"Theo VnExpress"
Tags: tư vấn lái xe an toàn

Giaxehyundai.netTrong các tai nạn xe hơi thì hiếm khi ta nghe đến tai nạn lúc lùi xe, những câu chuyện đáng thương và các điểm lưu ý sau đây sẽ giúp cho chúng ta có sự nhận biết về an toàn khi lùi xe.


luixe1
Câu chuyện thương tâm đã xảy ra khá lâu, một anh tài xế của một công ty nước ngoài sau khi đưa sếp của mình về nhà và chuẩn bị đưa xe vào gara, quan sát kính chiếu hậu thì không thấy ai cả, nhưng khi anh ta điều khiển phần đuôi xe vào gara thì bỗng nhiên cảm thấy như xe đụng phải một thứ gì đó phía sau. Khi xuống xe kiểm tra thì người con gái yêu quý của ông sếp nước ngoài đã bị chèn bẹp giữa đuôi xe và bức tường. Kết quả đứa bé đã chết ngay lúc đó.
Anh tài xế sau khi được bãi nại bởi ông sếp tốt bụng cũng đã từ bỏ nghề lái xe do ám ảnh cái chết của đứa bé.  Tại nước ta báo chí đã đưa tin sự việc tương tự cũng đã xảy ra tại Bệnh viện nhi đồng 1 khi chiếc taxi khi đang lùi xe cũng đã cán chết 1 em bé trong sân trước của bệnh viện.
Để giúp cho cánh tài xế nhiều hơn khi lùi xe, người ta đã cho ra đời rất nhiều loại thiết bị hỗ trợ cho việc lùi xe, nhưng liệu thiết bị hỗ trợ cảnh báo lùi xe kêu “bíp bíp” có thực sự an toàn hay không?
Cách đây vài tháng, chủ xe của chiếc Ford Ranger đang lui xe vào sân nhà, anh ta đã quan sát rất kỹ và an tâm với hệ thống hỗ trợ lùi xe được ráp thêm, nhưng do có những “điểm mù ” mà hệ thống không nhận ra, và kết quả 1 người phụ nữ giúp việc của nhà hàng xóm lúc đó đang cúi xuống nhặt đồ chơi của em bé cũng đã bị phần đuôi của chiếc Ford Ranger cán qua người, kết quả nạn nhân bị liệt nửa người và phải mất thời gian điều trị khá lâu… và chắc chủ xe còn phải tốn kém cho việc điều trị này dài dài….
Cũng một trường hợp khác xảy ra nhưng rất may là không dẫn đến tai nạn: theo lời kế của một người lái kinh nghiệm đang khi lùi xe (xe có trang bị hệ thống cảnh báo lùi), anh ta đã quan sát rất kỹ 2 kính chiếu hậu 2 bên và kính trong xe, nhưng khi bắt đầu lùi xe thì đột nhiên mọi người xung quanh la cảnh báo anh ta.Thì ra khi vừa lùi xe, một người tàn tật bán vé số đang nằm bò trên tấm vát ngay ở đuôi xe. Nếu anh ta không hạ kính xuống hay đang mở nhạc quá lớn khi lùi xe thì chắc cũng không nghe được tiếng cảnh báo của người xung quanh, và có thể một tai nạn nghiêm trọng cũng đã có thể xảy ra.
luixe2
Hệ thống Camera đời mới được trang bị thêm cho xe Camry 2.4 giúp quan sát phía sau tốt hơn
Vậy làm thế nào tránh được các tai nạn trên ?
1 – Nếu ở một địa điểm mà bạn thật sự không an tâm khi lùi xe thì tốt nhất xuống xe kiểm tra xung quanh, bạn có thể bị sĩ diện vì sợ người khác chê cười về khả năng lái xe của bạn, nhưng khi tai nạn thật sự xảy ra thì bạn sẽ bị người đời nguyền rủa về cách lái xe của bạn, ngoài ra bạn có thể mất khá nhiều thời gian, và tiền bạc để hầu tòa hay phải nuôi nạn nhân đến cả đời, chưa kể có thể bạn phải vào tù về mặt pháp lý.
2 – Không nên lùi xe với vận tốc cao, chậm rãi và quan sát kỹ gương chiếu hậu.
3 – Hạ kính cửa khi lùi xe, điều này sẽ giúp bạn có thể nghe được cảnh báo của người xung quanh, điều chỉnh âm thanh trong xe nhỏ lại hoặc tắt nếu có thể.
4 - Không nên tự tin vào hệ thống cảnh báo hỗ trợ xe, vì đôi khi các vật thể nhỏ như em bé hoặc người tàn tật bò lê thường nằm trong điểm mù và nằm ngoài sự nhận biết của hệ thống hỗ trợ báo lùi.
5 – Khi ở các khu dân cư đông đúc như chung cư, khu vui chơi nơi có nhiều trẻ em, bạn phải hết sức cận thận và quan sát kỹ, và xin được hỗ trợ những người đứng gần đó khi bạn lùi xe.
Theo OtoSaiGon

Giaxehyundai.netVới đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như ở Việt Nam, việc những cơn mưa ập đến bất chợt diễn ra thường xuyên. Trời mưa luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho các tay lái. Để đảm bảo an toàn khi lái xe trong mưa, bạn hãy bớt chút thời gian tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây:

Trang bị tốt để đảm bảo an toàn khi mưa bất chợt ập đến
Kiểm tra, thay lốp định kì:
Việc trang bị và đảm bảo các điều kiện cho chiếc xe của bạn trước khi vận hành dưới mưa là rất cần thiết vì bạn có thể gặp mưa bất cứ lúc nào. Trong đó, điều đầu tiên là đảm bảo áp suất lốp phải đủ chỉ tiêu kỹ thuật và nên thay những chiếc lốp đã quá mòn.Thông thường, một chiếc lốp nên thay mới sau 120.000km.
Những chiếc lốp chỉ có thể đạt độ bám đường tối đa trên mặt đường sạch và khô. Khi thêm các tạp chất như chất bẩn, nước… độ bám của lốp trên bề mặt đường sẽ giảm. Kết quả là quỹ đạo của xe sẽ bị tác động theo kết cấu của mặt đường. Ví dụ, mặt đường có kiểu răng cưa sẽ có độ bám lớn khi ướt, nhưng nếu chúng quá trơn và nhẵn, bánh xe chỉ quay tròn chứ không lăn.
Thường xuyên quan tâm đến cần gạt nước
Bạn cũng nên kiểm tra và thay cần gạt nước thường xuyên để đảm bảo tầm nhìn khi gặp mưa. Trời mưa, hệ thống cần gạt nước hỏng, tốt nhất bạn nên dừng xe lại để mưa tạnh hẳn rồi đi tiếp.
Khi gặp trời mưa to, lái xe cần bật gạt nước mưa phía trước ở tốc độ nhanh nhất. Đồng thời, bật gạt mưa phía sau (nếu có) để quan sát phía sau thông qua gương chiếu hậu trong cabin xe.
Đảm bảo quan sát tốt qua kính lái
Một công nghệ gần đây cũng được nhiều lái xe trang bị để lái xe thêm an toàn dưới mưa đó là phủ dung dịch Nanotec lên bề mặt kính lái. Những giọt mưa rơi xuống kính gặp hiệu ứng lá sen của nanotec tạo thành những giọt nước tròn. Khi xe vận hành với tốc độ trên 30km/h, tốc độ gió sẽ đủ lớn để thổi ngược những giọt nước trên kính lên phía trên rồi bị đẩy ra phía sau xe. Chính vì vậy, lái xe hầu như không cần dùng đến cần gạt mưa nên không bị phân tán tư tưởng.
Kĩ năng lái
Tốc độ:
Theo ông Nguyễn Văn Vỹ – Giám đốc Gara Trung Yên, một kĩ sư ôtô đồng thời là một lái xe có kinh nghiệm, điều quan trọng nhất khi lái xe dưới mưa là tốc độ. Khi gặp trời mưa, lái xe chỉ nên chạy xe ở tốc độ dưới 70km/h (đường trường), dưới 40km/h (đường đô thị). Duy trì khoảng cách thích hợp đối với các xe khác, không nên chạy song song với một chiếc xe nào. Tránh việc tăng tốc đột ngột (đặc biệt là tại các khúc cua).
Điều khiển xe:
Hầu hết các con đường đều hơi nhô dần lên về trung tâm đường, có nghĩa là nước mưa sẽ bị dạt về hai bên. Do đó, nếu có thể, bạn hãy điều khiển xe chính giữa con đường, điều đó sẽ giúp bạn tránh được các vũng nước đọng lại.
Ở đoạn đường có những vũng nước lớn, nếu trên đường có nhiều phương tiện hãy tìm một chiếc ôtô phía trước làm chuẩn để bám theo nhưng phải giữ khoảng cách an toàn. Bạn cũng không nên lái gần những chiếc xe tải hay xe buýt lớn. Nước bắn ra từ những bánh xe kích cỡ lớn của chúng sẽ làm giảm tầm nhìn của lái xe.
Liều lĩnh vượt qua những vũng nước lớn là sai lầm của nhiều lái xe vì sẽ rất khó khăn để phán đoán độ sâu của vũng nước. Một lượng nước đáng kể có thể tràn vào khoang máy gây tổn hại cho các hệ thống điện bên trong. Hơn nữa, có thể trong vũng nước có ổ gà, dẫn đến nguy cơ phá hỏng lốp hoặc làm hệ thống treo bị va đập mạnh.
Phanh
Khi đi dưới trời mưa bạn nên phanh sớm hơn nhưng phải nhẹ hơn so với bình thường. Điều này không chỉ giúp bạn tăng khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước, mà còn thông báo cho người lái xe phía sau biết bạn đang giảm tốc độ.
Bạn đừng đặt mình vào những tình huống phải phanh gấp bằng cách đi chậm. Nếu thấy không thể dừng xe để tránh va chạm, hãy đánh tay lái để chiếc xe quay quanh trước chướng ngại vật vì hệ thống chống bó cứng phanh ABS có thể giúp bạn vừa duy trì tay lái để hành động và vừa phanh cùng một lúc.
Quan sát
Hãy chú ý với những khách bộ hành. Một khách bộ hành bình thường có thể trở nên rất bất cẩn với chiếc ô trên đầu. Và tiếng mưa rơi sẽ làm giảm đáng kể tiếng ồn dẫn đến sự phán đoán thiếu chính xác của họ về vị trí xe đang chạy.
Khi qua giao lộ, bạn cần giảm tốc hết mức có thể để quan sát 2 bên do tất cả các xe chỉ có thể gạt nước trên kính lái. Do đó, góc chữ A hoàn toàn là điểm mù do nước, bụi mưa, ngăn cản tầm nhìn. Bạn cũng nên quan sát đèn phanh ở xe lái phía trước để chủ động xử lí tình huống sớm hơn, tránh phanh gấp.
Sử dụng các thiết bị trên xe
Bạn nhớ bật đèn cốt khi đi trong trời mưa, thậm chí là cơn mưa nhỏ. Đèn cốt sẽ giúp bạn nhìn rõ đường, và quan trọng hơn là nó giúp những lái xe khác nhìn thấy bạn. Tuy nhiên, đừng bật chế độ rọi đèn thẳng (chế độ đèn pha) lên cao khi đang mưa hoặc có sương mù. Điều đó sẽ khiến tầm nhìn xa của bạn bị hạn chế khi bạn bị ánh sáng phản chiếu lại từ những giọt nước nhỏ trong không khí.
Nếu xe bạn có hệ thống điều khiển hành trình cruise control, đừng nên sử dụng: Cruise control thường làm cho lái xe mất cảnh giác và thường không đặt chân ở bàn đạp phanh. Điều này sẽ rất nguy hiểm vì tốc độ phản ứng là rất quan trọng, đặc biệt khi trời mưa.
Xe phải bật máy lạnh, bởi nếu xe không bật máy lạnh mà đóng kín cửa là bị tụ hơi nước phía trong kính không còn nhìn thấy gì nữa. Lúc này, chỉ còn nước hoặc bạn vừa lái xe vừa cầm khăn lau kính hoặc là phải tấp xe vào lề đường.
Lời khuyên
Các thống kê đã chỉ ra rằng, hàng năm trên thế giới xảy ra hàng ngàn vụ tai nạn giao thông đáng tiếc. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu kinh nghiệm khi điều khiển xe trong điều kiện trời mưa như: chạy ở tốc độ cao, quan sát kém, mất lái, phanh gấp…
Mới đây, một vụ tai nạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử giao thông đường bộ ở Đức đã xảy ra. 260 xe ôtô đâm liên hoàn trên đường cao tốc xuất phát từ nguyên nhân một số xe mất lái vì trượt vào các vũng nước đọng trên đường sau cơn mưa như trút. Do vậy, bạn đừng bao giờ chủ quan khi lái xe dưới mưa. Trước khi bạn muốn trở thành một lái xe giỏi, hãy là một lái xe kinh nghiệm.
Theo ATN

Một vài cơn mưa lớn tại Hà Nội và TP.HCM đã làm đường sá trở nên úng ngập. Hãy cùng chia sẻ một số kinh nghiệm lái xe an toàn qua những vùng nước ngập.
 >> Kinh nghiệm lái xe mùa bão
Lái xe lội nước là một kỹ năng quan trọng khi bạn sở hữu ô tô, đặc biệt là ở Việt Nam, khi mà chỉ cần một vài cơn mưa lớn là đường sá đã úng ngập như sông. Nếu không nắm được kỹ năng này, nhiều người dễ gặp cảnh xe chết máy khi đang lội nước, và mắc phải những sai lầm làm hỏng nặng chiếc xe của mình.

Phán đoán độ sâu của nước

Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, đầu tiên, bạn phải nắm rõ xe mình có gầm cao hay thấp. Nếu là chiếc sedan thông thường, độ cao gầm sẽ khoảng 16-18 cm, còn xe 2 cầu có gầm cao hơn - từ 20-25cm, và đương nhiên cũng lội nước tốt hơn.

Gầm thấp như siêu xe Lamborghini cũng lội nước

Chiếc xe có thể lội an toàn ở mực nước ngang với tâm bánh xe, với điều kiện đường sá tốt, không bị xe đi ngược chiều hất nước vào.

Sở dĩ mực nước đó là an toàn vì ống hút gió các xe thường ngang với nắp capo, nên với mức nước trên nước vẫn chưa tới được ống hút gió, còn một khi nước đã tràn vào đây tức là động cơ đã bị ngập nước do ống hút gió hút mạnh nước vào bên trong.

Hãy quan sát những chiếc xe đi trước, thân cây, vỉa hè... để đoán xem liệu xe của mình có thể lội qua được không. Hãy để ý và dự đoán vị trí bánh xe của mình sẽ lăn qua, liệu đã phải là chỗ nông nhất chưa. Đường ở Việt Namthường cao ở giữa và độ dốc khá lớn sang 2 bên.

Cần quan sát kỹ những xe đã đi trước, để tránh những ổ trâu ổ gà, những chỗ gồ ghề. Đặc biệt, hãy để ý hố ga, bởi nếu xe bạn sa bánh xuống thì chỉ còn cách gọi cứu hộ.

Bình tĩnh, tự tin, đúng kỹ thuật
Vội vàng khi lái xe lội nước sẽ chỉ khiến bạn mắc sai lầm. Sau khi đã dự tính chiếc xe có thể lội qua vùng nước ngập, hãy lấy lại tự tin và bình tĩnh để lái qua.

Hãy nhớ đi đúng đường bạn đã dự kiến cho xe qua, và quan sát xem liệu có chướng ngại vật gì khiến bạn phải dừng lại khi đang lội nước không, như đèn đỏ, người đi xe máy, xe đạp, người lội nước, xe khác chết máy... Nếu có, hãy bình tĩnh đợi, khi đường đang ngập úng các xe sau cũng sẽ hiểu là không thể vội vàng được và phần lớn sẽ không bấm còi thúc giục bạn vượt qua.

Tắt hết hệ thống điện trong xe, như điều hòa, radio, đầu VCD... để động cơ có được sức mạnh tối đa.

Cùng với khả năng phán đoán và dự đoán trước đường đi, hãy lái xe từ từ qua vùng nước ngập. Nhớ đừng thốc mạnh ga, mỗi lần thốc ga của bạn sẽ khiến gió hút vào mạnh hơn, và hút cả nước vào động cơ. Hãy đi ở tốc độ vừa phải, số thấp, ga đều và không quá chậm, vòng tua máy từ 1500 tới 2000 vòng/phút là được.

Nếu là xe số sàn, bạn nên chạy số 1 hoặc 2. Nếu là xe số tự động, hãy cài chế độ số thấp để lội nước.

Làm gì nếu xe chết máy?

Trong nhiều trường hợp, dù bạn đã đi rất đúng kỹ thuật nhưng những sự cố bất ngờ khiến bạn phải dừng xe khi đang lội nước, hoặc bạn vô tình đuối ga, hay quá ga, chập điện... khiến nước vào động cơ và xe chết máy. Lúc này, hãy bình tĩnh tắt chìa khóa điện.

Tuyệt đối không được khởi động lại xe, khi bạn khởi động lại, nước sẽ tràn mạnh vào động cơ và bị nén, gây hiện tượng thủy kích, khiến cong tay biên, gãy tay biên hay vỡ lốc máy, chi phí sửa chữa sẽ hết sức tốn kém.

Hãy cố gắng đẩy xe ra khỏi vùng ngập nước, hoặc gọi cứu hộ khẩn cấp (hãy kiên nhẫn vì cứu hộ thường rất lâu mới đến được, thành phố ngập tức là không chỉ xe bạn bị chết máy).

Sau khi lội nước

Kể cả khi xe bạn không chết máy và đã lội nước thành công, nước chắc chắn vẫn nằm đâu đó trong xe, nên hãy tiếp tục di chuyển khoảng 5-10 phút nữa hoặc để xe nổ máy. Đừng tắt động cơ ngay sau khi lội nước để nước trong xe thoát - bốc hơi ra ngoài.

Hãy mang xe đi bảo dưỡng, thay dầu, bôi trơn lại ổ trục sớm nhất có thể sau khi lội nước, vì nước mưa sẽ gây ăn mòn rất nhanh.

Những “chiến thuật” khác
Nếu bạn tự tin vào hệ thống điện kín, chống nước và ít bị chập, có thể biến chiếc xe của bạn thành một tàu ngầm lội nước.

Nối cao ống xả và ống hút gió lên quá đầu xe, để nước không thể chạm tới là cách những chiếc xe off-road hay dùng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng để nâng cấp chiếc xe của mình thành xe lội nước.

Hãy nhớ những phần ngập nước còn lại phải được bọc kín để đảm bảo an toàn.

Độ lại ống hút gió, ống xả lên cao để lội nước

Lùi xe qua đường ngập nước lại là cách mà cánh lái xe Trường Sơn để lại, vẫn còn có ích cho đến ngày hôm nay.

Lái xe lùi sẽ khiến mực nước ở phần đầu xe thấp, không bị nước tràn vào ống hút gió hay làm chập hệ thống điện. Nước ngập càng sâu thì bạn cần phải lái lùi xe càng nhanh để mực nước ở đầu xe hạ thấp xuống. Việc lái xe lùi lội nước đòi hỏi kỹ năng lái lùi phải cực chắc tay, cùng với sự bình tĩnh và liều lĩnh.

Dù gì, chiếc xế hộp được thiết kế để đi trên đường chứ không phải là một phương tiện giao thông đường thủy, nên không nên mạo hiểm quá mức để tốn kém chi phí sửa chữa hay thậm chí biến chiếc xe của bạn thành đống sắt vụn khi dạo chơi với Thủy Thần.

Chúc bạn lái xe an toàn!

Theo Tô Tùng
Tiền Phong

Tags: kinh nghiem lai xe, lai xe an toan, kinh nghiem loi nuoc

***(hyundaihadong-st)***

 Cùng lắng nghe chia sẻ của một số độc giả về cách lái ôtô khi đường tắc.

Câu trả lời của độc giả Thái Tuấn, địa chỉ email thaianhtuan1982@yahoo.com:
 
Trong trường hợp đường tắc, theo tôi chỉ có cách chọn cung giờ hợp lý để đi.
 
Câu trả lời của độc giả Enzo, địa chỉ email manhthang_599gtb@gmail.com:
 
Cái này đơn giản thôi. Theo kinh nghiệm của tôi thì "muốn nhanh cũng phải từ từ". Không nên vì thời gian chờ đợi mà sinh ra mất bình tĩnh, khi đó sẽ gây tắc nghẽn nhiều hơn.
 
Câu trả lời của độc giả Tin Tin, địa chỉ email vdt1982@yahoo.com:
 
Đầu tiên là đạp ga nhẹ, lấy đà và có thể đi bằng côn. Thứ hai, giữ khoảng cách vừa phải với xe phía trước để không phải đạp phanh nhiều lần. Thứ ba, tắt hoặc vặn nhỏ tối đa điều hòa. Cuối cùng là hạn chế việc vừa đạp côn vừa vê ga.
 
Câu trả lời của độc giả Park, địa chỉ email cdlecong@yahoo.com:
 
Với những ai sống tại Tp. Hồ Chí Minh, cảnh tượng kẹt xe không có gì lạ lẫm nữa. Vào giờ cao điểm, có khi mất cả tiếng đồng hồ để đi hết quãng đường dài 5 km. Khi kẹt xe, ai cũng có cảm giác khó chịu và bực bội. Vì vậy, để giảm stress, bạn nên mở FM nghe VOV giao thông để nắm được tình hình giao thông mà tránh đi vào đường tắc đồng thời nghe nhạc thư giãn.
 
Đối với xe số sàn chạy với tốc độ "rùa bò" thường sử dụng số 0-1-2, việc đạp ly hợp thường xuyên sẽ khiến bạn mỏi chân. Để tránh tình trạng mỏi chân và lãng phí xăng, bạn nên thường xuyên về số 0 (N). Với tốc độ nhích từ 5-10 km thì hãm động cơ không hiệu quả lắm, vì vậy, bạn có thể lên số 1 nhích về số 0, chạy theo quán tính và chỉ rà chân phanh. Nếu đứng yên hơn 1 phút mà vẫn chưa thể di chuyển, bạn hãy về hẳn số 0, kéo thẳng tay max để hai chân được thong thả trong khi chờ có cơ hội nhích tiếp.
Nguon Autopro



Tags: Goc tu van, lai xe o to khi duong tac, hyundai ha dong, hyundai thai ha, hyundaihadong, hyundaithaiha, gia xe hyundai, gia hyundai, ban hyundai, satafe, sonata, tucson, genesis coupe, veloster, accent 2012, avante, i30cw, i20, i10, starex.


***(hyundaihadong-st)***

 Tuy đơn giản nhưng 5 cách xử lý dưới đây vẫn giúp bạn đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình khi gặp tình huống bất ngờ trên đường.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hàng năm có hơn 1 triệu người tử vong vì tai nạn giao thông. Trong khi đó, số người bị thương lên đến 50 triệu. Điều đáng nói ở chỗ, nhiều vụ tai nạn có thể tránh được nếu người lái biết cách xử lý. Thông thường, các chương trình đào tạo lái xe không chỉ ra cho người lái cách xử lý trong những tình huống xấu nhất vốn lại rất cần thiết khi tham gia giao thông. Có những tình huống chỉ người lái thực sự dày dặn kinh nghiệm mới biết xử lý sao cho an toàn nhất. Dưới đây là những lời khuyên của ông Tim O'Neil, nhà sáng lập kiêm điều hành một trung tâm đào tạo lái xe tại Mỹ, xuất phát từ kinh nghiệm bản thân.
Cách xử lý khi xe bị trượt bánh
Theo ông O'Neil, có 5 nguyên nhân chính gây ra tình trạng trượt bánh, trong đó phổ biến nhất là thiếu lái và thừa lái. Về cơ bản, hiện tượng thiếu lái sẽ xảy ra khi bánh trước không bám vào mặt đường khiến xe lao về phía trước một cách mất kiểm soát. Để xử lý, "đầu tiên, hãy nhả ga và về số, đặc biệt khi xe đang chạy trên mặt đường trơn trượt", ông O'Neil khuyên. "Mục đích làm như vậy là để dồn trọng lượng về phía trước giúp bánh bám đường trở lại". Ngoài ra, người lái nên chủ động điều chỉnh vô lăng. Bánh trước sẽ không trở lại bình thường nếu đang chuyển động ngang. Hãy đánh tay lái theo hướng mà bạn muốn đi".
 

Hình minh họa hiện tượng thiếu lái và thừa lái.
Trong khi đó, thừa lái là hiện tượng bánh sau mất độ bám và xe bắt đầu tự xoay quanh trục của nó. Đối với trường hợp thừa lái, người điều khiển phải thật bình tĩnh và tập trung vào đường phía trước cũng như nắm chắc vô lăng để chỉnh xe đi theo hướng đã chọn. "Nếu đang lái một chiếc xe dẫn động cầu trước hoặc 4 bánh, bạn nên giữ ga ở mức nhẹ nhàng. Làm như thế, trọng lượng sẽ chuyển bớt xuống bánh sau để tăng độ bám. Trên hết, bạn cần tránh nhả ga hoặc nhấn phanh để không truyền trọng lượng tới bánh trước khiến đuôi xe tiếp tục bị trượt. Trong trường hợp đang lái một chiếc xe dẫn động cầu sau, bạn chỉ cần làm ngược lại là nhả ga", ông O'Neil cho biết.
Cách lái xe trên đường ướt
 
(Ảnh minh họa)
 
Ông O'Neil nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quan sát kỹ điều kiện đường xá xung quanh để xử lý một cách an toàn. Người lái cần tập trung cao độ vào đường phía trước và tránh những khu vực có vũng nước, đặc biệt là khi xe đang chạy ở vận tốc trên 50 km/h. Nếu bắt buộc phải lái qua những vũng nước, "bạn không nên phanh hay quay vô lăng. Chỉ cần giảm ga và giữ cho xe chạy thẳng về phía trước", ông O'Neil chỉ rõ.
Cách xử lý khi lốp trước bị nổ
Nếu bánh trước của xe bị nổ, điều đầu tiên người lái cần làm là giữ bình tĩnh. "Vô lăng chắc chắn sẽ bị giật mạnh", ông O'Neil cảnh báo. Trong trường hợp này, phanh chết sẽ càng khiến tình hình thêm tồi tệ. "Tiếp tục lái về phía trước và giữ xe thật cân bằng", ông O'Neil nói. Sau đó, bạn có thể giảm tốc bằng cách nhấn phanh nhẹ nhàng và từ tốn. "Hãy phanh thật nhẹ nhàng và từng chút một", ông O'Neil cho biết. Thêm vào đó, người lái còn phải chuẩn bị tinh thần để "chiến đấu" với vô lăng khi phanh. "Trước khi dừng hẳn lại, chiếc xe sẽ rất khó điều khiển", ông O'Neil giải thích.
Cách tránh vật cản trên đường
Giải pháp duy nhất cho người lái là luôn đề cao cảnh giác. "Hãy lường trước những chuyện tưởng chừng như không thể xảy ra", ông O'Neil chia sẻ. "Nếu bạn phải nhanh chóng dừng lại hoặc có thời gian để làm như thế mà không cần bẻ tay lái, hãy phanh theo kiểu nhấn rồi nhả liên tục và giữ thẳng vô lăng. Thông thường, đây là cách xử lý an toàn nhất".
 
(Ảnh minh họa)
 
Trong trường hợp xấu nhất khi không thể tránh va chạm, bạn vẫn có thể giảm thiểu lực tác động. "Ví dụ, khi bị một chiếc xe khác tạt đầu hoặc gặp một con vật bất ngờ chạy ra giữa đường, bạn hãy cố gắng vòng về phía sau vật cản. Làm như vậy, bạn sẽ giảm được phần nào mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn", ông O'Neil tiết lộ bí quyết.
Cách dừng khi xe mất phanh
Đây là hiện tượng không thường xuyên xảy ra đối với dòng xe hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, người lái vẫn nên biết cách xử lý nếu gặp trường hợp tương tự. "Nếu xe mất phanh, bạn cần nhả ga và liên tục nhấn chân phanh. Mục đích của hành động này là tạo một chút áp lực lên hệ thống phanh để nó trở lại hoạt động. Sau đó, cố gắng thử về số hoặc áp dụng phương sách cuối cùng là dùng phanh tay. Bạn phải đặc biệt cẩn trọng nếu xe đang chạy ở vận tốc từ 50 km/h trở lên. Nếu mọi biện pháp đều không phát huy hiệu quả, hãy tìm một con dốc phía trước để giảm tốc", ông O'Neil đưa ra lời khuyên.
MSN - Theo VCTV


Tags: lai xe an toan, hyundai ha dong, hyundaihadong, hyundaithaiha, hyundai thai ha, gia hyundai, ban hyundai, accent 2012, avante 2011, sonata, tucson, avante, veloster, genesis coupe, i30cw, i20, i10, starex, xe tai hyundai, xe chuyen dung hyundai.


Người mới lái không hẳn đã là người chẳng biết tý gì về ôtô, có khi trái lại là đằng khác. Người mới lái chắc chắn cũng là người sẽ phải phân vân khi có đủ điều kiện để, và buộc phải, chọn một chiếc xe đầu tiên trong đời cho chính mình.
Mới lái chọn xe số sàn hay tự động?
Chẳng biết thế nào rồi chúng ta cũng lại cứ phải sa vào cuộc tranh luận từ lâu vẫn bất phân thắng bại "Số sàn hay Số tự động?". Vì chủ đề là để cho Người mới lái, nên tôi, với tư cách một người đang sử dụng xe số sàn, cũng xin mạo muội (múa rìu qua mắt các vị “trưởng lão – tài già”) để viết riêng cho những Người mới lái nào đang sinh sống ở Việt Nam, mà sắp phải chọn mua xe cho chính mình, vậy. Đầu tiên thì phải điểm qua một chuyện: ""Người Mới Lái", anh/chị là ai?
Người mới lái không hẳn đã là người chẳng biết tý gì về ôtô, có khi trái lại là đằng khác. Trên mạng có nhiều Người mới (hoặc sắp) lái, vẫn “lái xe” (bằng lời) muốn… nát cả diễn đàn, ta chỉ cần để ý một chút là nhận ra ngay thôi. Chỉ có điều là họ chỉ chưa trực tiếp cấm lái chính thức để lái xe lưu thông trên đường một cách độc lập mà thôi. Người mới lái chắc chắn cũng là người sẽ phải phân vân khi có đủ điều kiện để, và buộc phải, chọn một chiếc xe đầu tiên trong đời cho chính mình, để một ngày rất gần sau đó sẽ (phải/được) tự lái xe ra đường, và sẽ gắn bó với chiếc xe mà mình đã chọn một thời gian dài đáng kể sau đó.

Sẽ thật chẳng công bằng tý nào, khi bàn về chuyện hơn/thua về mặt an toàn (ở Việt Nam) của hai loại xe số sàn và số tự động, khi mà ngay từ buổi ban đầu làm quen với việc điều khiển, sử dụng xe hơi ở trường lái xe của tuyệt đại bộ phận những người lái xe (dĩ nhiên là trừ một số ít không hề học cả lý thuyết lẫn thực hành, mà vẫn có bằng lái), họ đều chẳng có lựa chọn nào hơn là được/phải học về kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho việc lái và sử dụng xe số sàn! Thi lấy bằng lái cũng là chỉ thi trên xe số sàn! Điều đó chẳng khác nào chúng ta sinh ra đã là (bé) trai hay gái, từ đó trở đi sẽ buộc phải (hoặc có xu hướng) mặc quần áo và chơi đồ chơi phù hợp.

Chẳng may là toàn bộ các trường dạy lái xe ở Việt Nam cho tới thời điểm của chủ đề này, đều “sinh hạ” toàn là các tài xế xe số sàn! Thực tế là ngay từ khi học trong trường lái xe, toàn bộ học viên ở Việt Nam cho tới giờ vẫn được dạy rất nhiều về việc sử dụng cái chân trái. Nếu khởi hành xe mà tắt máy, thì thầy chửi xối xả về việc “dạy hoài vẫn không biết làm chủ cái “côn”, trong khi đáng lý ra cả thầy lẫn trò đều có thể tránh được cái sự phiền toái đó, nếu ngay từ buổi đầu đã dạy và học trên những chiếc xe không có bàn đạp côn. Thực tế là không cần côn, xe vẫn chạy tốt đấy thôi! Tại sao các trường dạy lái của ta không dạy từ đầu, và cho thi, cả hai loại xe, để học viên tự chọn nhỉ?

Thực tế cho thấy không phải người lái xe nào cũng có sở thích thay đổi qua lại giữa xe số sàn và tự động. Ngoại trừ các tài xế chuyên nghiệp, không có điều kiện chọn xe (chủ xe có xe gì, mình phải lái xe đó), hay một thiểu số coi lái xe là một nghệ thuật, mà mình có sở thích, có niềm đam mê, phần lớn người sử dụng xe cá nhân liên tục, hàng ngày, vẫn coi chiếc xe là một phương tiện, chứ không phải là mục đích. Miễn sao xe đưa mình đi đến nơi, về đến chốn một cách thuận tiện nhất (theo ý mình) là được.

Có thể nói mà không sợ lầm, rằng ô tô là một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài người cho đến nay, và ngành chế tạo xe hơi đã có những bước tiến rất dài về kỹ thuật và công nghệ. Từ chiếc xe đầu tiên khi khởi động động cơ phải dùng chiếc tay quay, cho đến những chiếc xe số tự động, động cơ hybrid ngày nay. Sự thật không thể đảo ngược được là hộp số tự động của xe hơi, đặc biệt là hộp số do những hãng xe hàng đầu như Mercedes, BMW chế tạo, đang là thành quả của những tiến bộ khoa khọc, kỹ thuật và công nghệ tiến tiến nhất.
Nếu xét về xu hướng, ở thời điểm hiện tại, hoặc cùng lắm cũng chỉ chỉ sau khoảng 5-10 năm nữa, mà khẳng định rằng xe số tự động mất an toàn hơn xe số sàn, với bất kỳ ai, thì có lẽ cũng giống như cách đây hơn một trăm (100) năm, người ta vẫn có quan niệm rằng xe ô tô mà chạy vượt qúa tốc độ mười lăm (15) dặm/ giờ (khoảng 27 km/giờ), thì người lái xe đó chắc chắn sẽ phải chết ngạt vì …luồng khí “thổi” ngược chiều với chiếc xe!? Xe hơi bây giờ có thể chạy với vận tốc 180-250 dặm/giờ trên những con đường thích hợp, có chết ai đâu ?

Cách đây hai tuần, có cô bé tiếp thị cho Mercedes “tán tỉnh” mình, để mình chạy thử rồi mua xe của hãng. (Chắc cô ấy tưởng mình thuộc loại “có khả năng”!). Mình dĩ nhiên không bỏ qua cơ hội “làm đại gia một giờ” nên đã nhận lời lái thử ngay. Tuy nhiên, khi mình “đòi” lái thử một chiếc Mẹc số sàn thuần túy (dứt khoát không chơi với cái đồ “hộp số đồng tính”!), để sau đó sẽ mua xe loại đó, thì cô bé cười (rất bao dung): “báo cáo với anh, Mẹc của em bây giờ không sản xuất số sàn ở VN, chỉ có các xe số tự động thôi ạ!”.

Thế ra, nếu muốn lái xe một cách nhàn hạ, trong khi lái có thể trao đổi điện thoại (không cần cầm máy), không cần dùng chân trái… để đầu óc tính chuyện đầu tư, tỷ giá; giá mở cửa, giá đóng cửa, bán khống (short sell), “repo” cổ phiếu…, thì những anh/chị “có khả năng” bây giờ có mấy ai muốn đi số sàn nữa. “Cung” đã được tính toán kỹ để đáp ứng thực tiễn và xu hướng của “Cầu” rồi. Chẳng lẽ “Cung” do Mercedes thực hiện, mà lại kém an toàn? Muốn bị khách hàng VIP kiện hả?

Từ khi bắt đầu học lái, mình “ngộ” ra một điều: Lái xe hơi, chẳng qua chỉ là làm một chuỗi việc: cho nó chạy (khởi hành), theo đúng hướng mà mình muốn và cũng tin là được phép đi, và với vận tốc mà Luật giao thông cho phép ở từng đoạn đường nhất định; đừng để xe nó “hôn” ai (còn nếu cái số của nó đã bị ai “hôn”, thì mình sao biết trước được !?), rồi dừng đúng chỗ và đúng lúc mình muốn. Thế thôi.

Lái xe có thể là một nghệ thuật, hay chỉ đơn thuần là một công việc nhàm chán, đơn điệu, lặp đi lặp lại ngày này qua tháng nọ để kiếm sống, hay cả hai, tùy thuộc hoàn toàn vào quan niệm và mục đích của mỗi người. Người lái xe giỏi, chắc chắn phải là người lái xe làm sao để hành khách ngồi xe mình mà không thấy sợ, không bao giờ phải co rúm lại, hoặc đạp chân xuống sàn đến tê cả chân (đạp phanh theo phản xạ). Người lái giỏi cũng là người không làm cho đồng nghiệp hay những người điều khiển phương tiện khác tham gia lưu thông trên đường không cảm thấy phiền lòng vì cung cách lái xe của mình.

Hỡi những Người mới lái (không chuyên nghiệp), và cũng sắp sửa mua xe riêng! Các bạn hãy căn cứ vào khả năng tài chính và kế hoạch tài chính cá nhân; sở thích, hay thiện cảm của mình với từng loại xe; mục đích, tần suất, sử dụng xe… để chọn mua chiếc xe đầu tiên cho mình. Đừng có lăn tăn với việc chọn xe số sàn hay số tự động, vì nếu bạn học lái ở trường cho tốt, sau đó có điều kiện thuê hẳn một loại xe nào đó tập riêng trên các loại đường khác nhau khoảng từ 500-1.000 km với huấn luyện viên thực hành riêng, thì việc bạn chọn mua rồi sử dụng chuyên một loại xe nào trong hai loại xe đang được bàn đến ở đây, rồi cũng như nhau cả thôi. Xe nào cũng được, miễn là mình phải thật quen thuộc với nó. Ở châu Âu bây giờ vẫn còn nhều người thích đi xe số sàn, nhưng ở Mỹ, Canada hay Úc, thì số người thích số tự động đang có xu hướng sẽ đông hơn.

Số tự động cũng phải có những ưu việt (trong đó có mức độ an toàn) như (hoặc hơn) số sàn, thì các hãng chế tạo mới bán được xe số tự động chứ ? Chẳng lẽ cứ bắt buộc phải đợi đến khi ở Việt Nam cho phép dạy và thi lái xe bằng cả xe số tự động nữa, thì chúng ta mới đành chấp nhận đổi mới quan niệm hay sao?

C h e e r s,
Nguyễn Thanh Tuân-Vnexpress

Ảnh minh họa
Mưa lớn khiến nước tràn qua ống hút khí nạp của động cơ khiến một số xe bị chập điện, số khác thậm chí còn bị nước ngập vào trong xe, cá biệt có chiếc bị chết máy do thùng xăng chứa đầy nước. Làm thế nào để xử lý tình huống này?
Ai cũng biết nước thật cần thiết đối với con người nhưng lại rất có hại với ô tô, đặc biệt ở các bộ phận như: các ổ bi, ổ bạc dưới gầm xe, ảnh hưởng đến máy đề, máy phát điện, các cánh quạt, các linh kiện điện, các cảm biến, hộp điều khiển rất dễ hỏng… Nước cũng làm giảm hiệu lực của côn - ly hợp, phanh.
Nên lái xe thế nào trong mùa mưa bão?
Khi trời mưa to nên để xe nơi cao, nếu phải dùng xe thì chọn các tuyến đường ít ngập. 
Nếu bắt buộc phải di chuyển ở các tuyến đường ngập lụt, bạn nên lưu ý một số mẹo sau:
Đối với ô tô
Mẹo 1: Luôn giữ tốc độ động cơ cao để tránh nước vào ống xả khiến xe "chết máy" đột ngột. 
Với xe số sàn, bạn nên đi số 1 với mức ga cao - trên 2000 vòng/phút nếu xe có đồng hồ báo tốc độ động cơ hoặc 1/3 đến 1/2 hành trình chân ga. Với xe số tự động có chức năng đi số sàn, hãy đi số 1, còn với xe số tự động có các số D1, D2, D3, hãy chuyển về D1. 
Mẹo 2: Không nên đi quá nhanh bởi điều đó sẽ tạo sóng cao khiến nước dễ tràn vào động cơ hơn.
Mẹo 3: Cần biết giới hạn nước không nên vượt qua
Đối với xe gầm thấp, không nên để nước ngập quá nửa lốp xe còn với xe gầm cao, có thể đi qua nhưng không được để nước vào cửa gió động cơ trước mũi xe.
Ảnh minh họa
 Đi đường ngập, nên đi với tốc độ vòng tua cao nhưng không nên đi nhanh.
ảnh chụp sáng 13/7/2010 tại Hà Nội
 Mẹo 4: Nên tránh xa các xe đi ngược chiều.
Lý do là xe đi ngược chiều sẽ tạo sóng hoặc hắt nước ngược lên capo xe - nguy cơ cao nước tràn vào khoang động cơ hoặc họng hút. Nếu đường hẹp, bạn có thể ra hiệu cho tài xế xe ngược chiều đi chậm lại và nhẹ nhàng vượt qua xế kia.
Mẹo 5: Tắt công tắc AC – Điều hoà để tránh bị gãy cánh quạt khi xe ngập nước.
Mẹo 6: Nên đạp nhẹ rà phanh một lúc cho má phanh khô sau khi ra khỏi vùng ngập lụt để cho phanh có hiệu lực như bình thường.
Mẹo 7: Kiểm tra dầu máy sau khi ra khỏi vùng ngập nước.
Nếu dầu máy chuyển màu nước gạo tức là nước đã vào động cơ. Lúc đó, bạn tuyệt đối không nên tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe lên chỗ cao phòng tránh bị sóng nước do xe khác chạy làm trôi dạt và gọi Cứu hộ 116 ngay.
Đừng nên tìm cách tự sửa nếu các bạn không có chuyên môn kỹ thuật, bạn nên tháo càng sớm càng tốt dây nối với bình ác qui, gọi về Hãng xe của bạn để tìm người tư vấn hoặc đơn giản hơn bạn gọi cứu hộ 116, thông báo rõ loại xe và tình trạng bị ngập để được tư vấn cách không bị thiệt hại thêm cũng như các việc cần thiết nếu xe bạn có mua bảo hiểm.
Mẹo 8: Hút, sấy, khử mùi ngay nếu nội thất bị ngập trong nước
Sau khi tẩy uế, ghế da phải được chăm sóc bằng hoá chất chuyên dụng, dạng làm sạch hoà tan, không chứa xút và ít lưu mùi.
Đối với xe máy
Mẹo 1: Giải pháp tạm thời là nên lau bu-gi và xả nước trong ống pô
Mẹo 2: Thay dầu động cơ ngay sau khi biết xe bị ngập nước
Với những xe tay ga, bên cạnh việc thay dầu cần phải kiểm tra bộ lọc khí. Do đặt thấp, ngay trên dây đai dẫn động, nên thiết bị này dễ thấm nước, kéo theo quá trình nạp khí bị ảnh hưởng. Lượng hơi nước lớn trong dòng khí nạp làm giảm nồng độ oxy, xăng đốt cháy không hết và xe bị yếu, thậm chí không nổ được.
Ảnh minh họa
 Giải pháp tạm thời khi xe máy bị chết máy vì ngập nước là nên lau bu-gi và xả nước trong ống pô. ảnh chụp sáng 13/7/2010 tại Hà Nội.
Mẹo 3: Thay ắc-quy trong trường hợp nước ngập toàn bộ xe, bởi lúc đó ắc-quy đã bị ngắn mạch.
Mẹo 4: Tháo bạc đạn, làm khô và tra mỡ.
(Theo VnMedia)